SỎI HỆ NIỆU LÀ GÌ, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ ?

Sỏi hệ niệu hay sỏi tiết niệu là bệnh phổ biến xảy ra ở nam giới nhiều hơn nữ giới,bao gồm : sỏi niệu đạo,sỏi bàng quang,sỏi niệu quản và sỏi thận. Khi sỏi gây bế tắc làm nhiễm trùng đường tiết niệu và suy giảm chức năng thận,thậm chí dẫn đến tử vong.

Nguyên nhân gây nên sỏi hệ niệu

Sự hình thành sỏi hệ niệu thường do các muối khoáng hòa tan (canxi, oxalat, urat…) trong nước tiểu. Khi xuất hiện những rối loạn về mặt sinh lý bệnh kết hợp những yếu tố thuận lợi, như giảm lưu lượng nước tiểu, nhiễm khuẩn tiết niệu, thay đổi pH nước tiểu, dị dạng đường niệu, yếu tố di truyền,… thì các muối khoáng hòa tan sẽ kết tinh, hình thành một nhân nhỏ, sau đó lớn dần thành sỏi hệ niệu.

Từ nguyên nhân gây nên sỏi tiết niệu, có thể thấy những người dễ mắc sỏi hệ niệu gồm:

  • Những người có bất thường bẩm sinh đường tiết niệu.
  • Gia đình có người mắc sỏi hệ niệu.
  • Bản thân từng trải qua can thiệp đường tiết niệu.
  • Bị viêm đường tiết niệu nhiều lần.
  • Người uống ít nước, đặc biệt là người cao tuổi.
  • Người nằm bất động lâu ngày.
  • Người bị mắc các bệnh lý rối loạn chuyển hóa(toan chuyển hóa mạn, tăng canxi niệu,…).
  • Đang sử dụng một số thuốc.
  • Người lao động trong môi trường nóng bức.
  • Người có thói quen thường xuyên nhịn tiểu.

sỏi hệ niệu

Dấu hiệu bệnh sỏi hệ niệu

  • Đau: là biểu hiện hay gặp nhất, đau vùng thắt lưng. Đau có thể âm ỉ kéo dài hoặc thành cơn đột ngột dữ dội, lan ra phía trước và xuống vùng bẹn sinh dục. Cơn đau có thể xuất hiện tự nhiên, nhưng thường sau vận động gắng sức, cơn đau kéo dài vài phút, có thể tự hết hoặc cần sự hỗ trợ của thuốc.
  • Bất thường về đi tiểu: bệnh nhân có thể đái buốt (đái buốt cuối bãi đái hay đái buốt toàn bộ bãi đái), đái ngắt ngừng (đang tiểu bỗng nhiên bị ngừng lại, thay đổi tư thế lại tiểu được tiếp), đái khó, bí đáihoàn toàn, đái đục, đái máu (có thể nước tiểu có màu hồng đỏ hoặc chỉ phát hiện được hồng cầu trong nước tiểu nhờ xét nghiệm).
  • Bệnh nhân có thể có sốt do nhiễm khuẩn.

sỏi hệ niệu

 

Biến chứng của sỏi hệ niệu

Sỏi hệ niệu gây ra nhiều biến chứng nguy hại:

  • Sỏi di chuyển, cọ xát vào niêm mạc đường niệu gây phù nề, chảy máu, là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, gây viêm đường tiết niệu.
  • Sỏi kẹt lại ở vị trí hẹp, gây bí đái cấp hoặc mạn.
  • Chức năng thận của bệnh nhân có thể bị suy giảm, khiến bệnh nhân bị suy thận cấphoặc mạn.

Điều trị sỏi hệ niệu và cách phòng tránh

  1. Sỏi hệ niệu hoàn toàn có thể điều trị được, hiệu quả nhất là khi sỏi còn nhỏ. Nếu sỏi đã lớn, gây nhiều biến chứng, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn, phức tạp, chi phí tốn kém, ảnh hưởng lớn tới kết quả cuối cùng cũng như chất lượng cuộc sống người bệnh. Các phương pháp điều trị sỏi hệ niệu gồm điều trị nội khoa, can thiệp ngoại khoa, mổ mở hoặc mổ nội soi:
  • Điều trị nội khoa có thể được cân nhắc với những trường hợp sỏi kích thước nhỏ < 5mm, chưa gây biến chứng.
  • Ngày nay y học hiện đại đã có nhiều bước tiến lớn, phương pháp mổ mở với nhiều rủi ro ngày càng ít được áp dụng. Thay vào đó là các kỹ thuật mới, an toàn hơn, ít xâm lấn hơn như: nội soi tán sỏi thận qua da chuẩn thức (Standard PCNL), nội soi tán sỏi thận qua da tối thiểu (Mini PCNL), nội soi niệu quản (Ureteroscopy), tán sỏi ngoài cơ thể (ESWL).
  1. Để phòng tránh sỏi hệ niệu, mỗi người nên thực hiện lối sống lành mạnh, chế độ ăn lành mạnh kết hợp tập luyện hợp lý:
  • Uống đủ nước mỗi ngày
  • Giữ vệ sinh tốt, tránh nhiễm khuẩn tiết niệu
  • Tránh thói quen nhịn tiểu
  • Chăm vận động, tập luyện thể dục thể thao.

sỏi hệ niệu

Chú ý:

Phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời luôn là cách tốt nhất đối với mọi căn bệnh. Thấu hiểu nhu cầu bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của mọi người. Chúng tôi luôn sẵn sàng cung cấp cho người bệnh những kiến thức hữu ích để việc phòng ngừa và điều trị  đạt kết quả tối ưu.

Mọi giải đáp thắc mắc xin vui lòng gọi HOTLINE : 18008115 hoặc 0987976996

Hoặc truy cập Website : https://yteaz.com/

Y tế AZ chuyên nhập khẩu và phân phối thiết bị y tế chĩnh hãng

Hệ thống cơ sở

Hà Nội: Số 35 Thái Thịnh – P.Ngã Tư Sở – Q.Đống Đa – TP. Hà Nội

Hà Nội: Số 33 Ngõ 4 Phương Mai – P.Phương Mai – Q.Đống Đa – TP.Hà Nội

HCM: Số 118 Hòa Bình – P. Hòa Thạch – Q. Tân Phú – TP.HCM

Huế: Số 140 Phan Bội Châu – P.Trường An – TP.Huế

175 thoughts on “SỎI HỆ NIỆU LÀ GÌ, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ ?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *